Bài viết này chia sẻ mọi thông tin về vị trí UX Researcher – một vị trí khá mới mẻ nhưng đóng một vai trò quan trọng trong việc đưa ra các “quyết định đầu vào” trên một Product Roadmap. Hãy cùng Phương tìm hiểu thêm nhé.
—
MỤC LỤC ĐỌC NHANH
—
I. USER RESEARCH LÀ GÌ?
Trước khi hiểu UX Researcher là ai, hãy cùng đi qua khái niệm về UX Research.
UX Research (hay User Experience Research) là quá trình nghiên cứu trải nghiệm người dùng nhằm tìm được ba yếu tố:
- user needs – nhu cầu người dùng
- user behaviors – hành vi người dùng, và
- user motivations – động lực thúc đẩy người dùng đằng sau mỗi hành động.
Đây chính là ba yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến chiến lược xây dựng một sản phẩm bất kỳ, và cũng là dữ kiện đầu vào để hỗ trợ trả lời những câu hỏi quan trọng trong quy trình phát triển một sản phẩm công nghệ:
#1 – WHAT: Xây dựng sản phẩm/ tính năng gì.
#2 – WHY: Tại sao lại cần xây dựng sản phẩm/ tính năng ấy.
#3 – HOW: Cần xây dựng sản phẩm/ tính năng như thế nào.
#4 – WHEN: Khi nào là thời điểm thích hợp cho việc phát triển mỗi tính năng nói trên.
Từ góc độ thiết kế sản phẩm, UX Research chính là bước đầu tiên (Empathize stage) trong quy trình 05 giai đoạn của Design Thinking, theo Interaction Design Foundation.

Theo đó, đây là bước thấu hiểu/ đồng cảm với người dùng, thu thập “customer insights” để từ đó xác định được kế hoạch hành động và lên những ý tưởng thực thi tương ứng.
II. UX RESEARCHER LÀ AI?
UX Researcher (hay User Researcher/ Design Researcher) là người thực hiện các công việc của UX Research.
Tại các công ty công nghệ lớn trên thế giới, UX Research là quy trình được thực hiện rất kỹ càng và bài bản. Do vậy, bạn có thể thấy thị trường việc làm rất sôi động cho nghề UX Researcher.
Tuy nhiên, tại rất nhiều công ty công nghệ ở Việt Nam hiện nay, do quy mô và tuổi đời còn khá mới mẻ, việc thực hiện UX Research có thể không đóng vai trò quan trọng hoặc chỉ đóng vai trò rất nhỏ trong giai đoạn Product Discovery (khám phá sản phẩm). Ở các công ty này, công việc UX Research thường sẽ được thực hiện luôn bởi Product Owner/ Product Manager.
Với những công ty Phương từng làm việc qua thì Sendo và MoMo đều có team UX Research chuyên biệt (ở MoMo team này được đặt tên là Customer Insights). Tại đây, UX Research được xây dựng theo quy chuẩn cụ thể và là một phần không thể thiếu trong toàn bộ quy trình phát triển sản phẩm.
III. CÔNG VIỆC CỦA MỘT UX RESEARCHER

Một UX Researcher sẽ cần phối hợp với rất nhiều team như marketing, design, product development v.v… để thực hiện công việc của mình. Những kết quả đầu ra của UX Researcher sau đó sẽ là căn cứ để các team còn lại dựa vào đó phân tích, lên ý tưởng, xây dựng kế hoạch hành động tương ứng.
Các công việc của một UX Researcher có thể bao gồm:
1. Xây dựng chiến lược nghiên cứu tổng thể cùng Product Owner/ Product Manager
- Làm việc cùng Product Owner/ Product Manager để hiểu rõ:
- Mục tiêu phát triển sản phẩm là gì? (giải quyết nhu cầu nào của người dùng? giải bài toán gì cho business?)
- Đối tượng người dùng mục tiêu là ai
- Nhóm tính năng dự định sẽ phát triển là gì, bối cảnh sử dụng như thế nào?
- Business model/ Product Concept dự kiến sẽ đi như thế nào?
- v.v…
- Từ những thông tin trên, xác định mục tiêu nghiên cứu cụ thể cần đạt được.
- Lên kế hoạch tổng thể để thực hiện nghiên cứu với mục tiêu nói trên.
2. Lập kế hoạch nghiên cứu chi tiết
- Với những mục tiêu đã xác định ở mục #1, lên kế hoạch chi tiết về:
- Phương pháp nghiên cứu nào sẽ được sử dụng
- Ngân sách thực hiện cho từng nghiên cứu
- Kịch bản nghiên cứu và các tài liệu hướng dẫn sử dụng trong mỗi nghiên cứu
- Tiêu chí tuyển dụng đáp viên (người tham gia vào nghiên cứu) trong mỗi nghiên cứu
- Lọc data người dùng dựa theo tiêu chí tuyển dụng đáp viên
- Liên hệ với các đáp viên phù hợp tiêu chí tham gia và sắp xếp lịch hẹn để tiến hành nghiên cứu
3. Thu thập dữ liệu
- Tổ chức các nghiên cứu định tính với người dùng, ghi chép lại những gì người dùng phản hồi và từ những gì quan sát được
- Thiết kế các nghiên cứu định lượng và tiến hành chạy các nghiên cứu này với người dùng, quyết định khi nào ngừng chạy nghiên cứu và thu thập raw data (dữ liệu thô chưa qua xử lý)
4. Phân tích dữ liệu
- Xử lý lại raw data từ các nghiên cứu định lượng
- Từ những data đã thu thập được qua cả nghiên cứu định tính và định lượng, kết hợp với các dữ kiện khác (tùy tình huống) để đưa ra các insights cần chú ý
5. Trình bày kết quả nghiên cứu với các team liên quan
- Xây dựng bản tóm tắt (Customer Insight Briefing) để trình bày về toàn bộ chiến dịch nghiên cứu đã thực hiện và các insights kèm theo
- Tổ chức Research Briefing session để trình bày các insights này với các team liên quan (Product Management/ Product Design v.v…)
- Dựa trên các insights để đề xuất action plan cụ thể (action plan này sẽ được thảo luận chi tiết với Product Owner/ Product Manager để quyết định có triển khai hay không, triển khai như thế nào và khi nào thì thực hiện)
- Đưa thêm thông tin vào việc xây dựng user persona và làm giàu thêm chi tiết miêu tả user persona của sản phẩm
—
KẾT
Việc thực hiện các nghiên cứu chuyên sâu theo một quy trình bài bản, tiếp cận tới đúng nhóm đối tượng nghiên cứu, lấy được những thông tin giá trị bằng các phương pháp nghiên cứu thích hợp sẽ hỗ trợ rất lớn cho toàn bộ team phát triển sản phẩm nói chung và Product Owner/ Product Manager nói riêng trong việc xây dựng Product Roadmap cũng như lên kế hoạch cải tiến, tối ưu sản phẩm trong từng giai đoạn.
Với xu hướng phát triển công nghệ hiện tại, vị trí UX Researcher có lẽ sẽ ngày càng được chú trọng hơn trong tương lai. Hy vọng bài viết này của Phương đã cho bạn thêm những thông tin chi tiết về nghề UX Researcher cũng như hiểu hơn về công việc của UX Researcher trong team.
Đừng quên like và share bài viết nếu bạn thấy nó hữu ích nhé.
—
ĐỌC THÊM CÁC BÀI VIẾT TRONG ‘THE TEAM SERIES’
‘The Team Series’ là chuỗi bài viết về tất cả các vị trí liên quan đến việc xây dựng và phát triển một sản phẩm công nghệ.
- The team series – Product Owner
- The team series – Developer
- The team series – Product Designer
- The team series – Quality Control (QC)
- The team series – Scrum Master
- The team series – Agile Coach
- The team series – UX Writer
Xem thêm: Khóa học Product Management – Quản lý sản phẩm cho người mới bắt đầu
6 thoughts on “The team series – UX Researcher”
Pingback: Tìm hiểu về UX Writer - Phuong Product Website 2022
Pingback: Agile Coach - Phuong Product Website 2022
Pingback: The team series - Developer - Phuong Product Website 2022
Pingback: Product Owner là ai? - Phuong Product Website 2022
Pingback: Product Designer - Phuong Product Website 2022
Pingback: Scrum Master - Phuong Product Website 2022
Comments are closed.