Product Owner là ai? Vai trò của vị trí này trong công ty? Tiềm năng của nghề Product Owner trên thị trường Việt Nam cũng như mức lương của nghề này là bao nhiêu? Học gì để trở thành Product Owner? v.v…
Mọi câu hỏi về nghề Product Owner – một nghề đang rất hot trên thị trường ngành công nghệ hiện tại sẽ được trả lời trong bài viết này.
—
MỤC LỤC ĐỌC NHANH
- Product Owner là ai?
- Product Owner làm gì?
- Tiềm năng của nghề Product Owner tại thị trường Việt Nam
- Vai trò của Product Owner trong một công ty công nghệ/ phần mềm
- Kỹ năng cần có của một Product Owner
- Nhu cầu tuyển dụng Product Owner tại thị trường Việt Nam
- Triển vọng của nghề Product Owner tại thị trường Việt Nam
- Mức lương của Product Owner tại thị trường Việt Nam
- Học gì để trở thành một Product Owner?
—
1. PRODUCT OWNER LÀ AI?
Product Owner còn có tên gọi khác là Product Manager, tên tiếng Việt là “Chủ sở hữu sản phẩm” hay “Quản lý sản phẩm”.
Đây là một trong những vai trò quan trọng trong một nhóm phát triển sản phẩm, có trách nhiệm quản lý sản phẩm từ giai đoạn lên ý tưởng cho đến khi sản phẩm được thành hình và có thể đưa ra thị trường.
Vì thế, Product Owner là người đóng vai trò trung tâm trong toàn bộ quá trình phát triển sản phẩm, và có ảnh hưởng lớn tới việc xây dựng một sản phẩm thành công.
Thực ra, Product Owner là tên gọi chỉ người quản lý sản phẩm hoạt động theo mô hình Scrum (Scrum framework), còn trên thị trường thì nghề này có thể được gọi tên là Product Owner/ Product Manager tùy vào cấu trúc và cách đặt tên của từng công ty.
Xem thêm video giới thiệu về nghề Product Owner/ Product Manager và ngành Product Management:
Note: đây là một phần bài giảng trong chương trình của Khóa học Product Management by Phương Product.
2. PRODUCT OWNER LÀM GÌ?
Theo Agile Alliance, Product Owner có trách nhiệm định hướng và quản lý sản phẩm, xác định và quản lý yêu cầu của khách hàng, đưa ra các quyết định liên quan đến sản phẩm, tạo đà cho sản phẩm phát triển và thành công trên thị trường.
Với các công ty phát triển phần mềm, một Product Owner giỏi đóng vai trò quan trọng để đảm bảo rằng sản phẩm được phát triển theo hướng đúng đắn và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
3. TIỀM NĂNG CỦA NGHỀ PRODUCT OWNER TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
Thị trường công nghệ Việt Nam đang phát triển rất nhanh, đặc biệt là trong lĩnh vực phần mềm. Với sự tăng trưởng của các công ty phát triển phần mềm, nhu cầu về các vị trí quản lý sản phẩm cũng tăng lên. Trong đó, vai trò của Product Owner được xem là một trong những vai trò quan trọng nhất.
Trong vài năm gần đây, nghề Product Owner ngày càng nhận được nhiều quan tâm và dần trở thành một nghề nghiệp mơ ước của thế hệ trẻ, đặc biệt là các bạn thích làm việc trong lĩnh vực công nghệ.
Điểm khiến cho nghề Product Owner ở thị trường Việt Nam đang rất tiềm năng có thể bao gồm một số yếu tố như:
- Nhu cầu tuyển dụng: Với sự tăng trưởng của các công ty phát triển phần mềm, nhu cầu tuyển dụng Product Owner cũng tăng lên. Điều này tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho những người có kinh nghiệm hoặc đang tìm kiếm thử thách mới.
- Tiềm năng phát triển: Với sự phát triển của thị trường công nghệ Việt Nam, vai trò của Product Owner cũng được đánh giá cao hơn. Nhiều công ty đã nhận thấy tầm quan trọng của việc có một Product Owner giỏi trong quá trình phát triển sản phẩm.
- Lương và phúc lợi: Với vai trò quan trọng trong quá trình phát triển sản phẩm, các Product Owner thường được trả lương cao và được đánh giá cao bởi công ty. Ngoài ra, các công ty cũng thường có các chính sách phúc lợi hấp dẫn cho nhóm nhân sự là Product Owner.
- Tiềm năng hợp tác: Với sự phát triển của thị trường phần mềm Việt Nam, các công ty trong cùng ngành cũng tăng lên. Điều này tạo ra cơ hội hợp tác giữa các công ty, và các Product Owner có thể được đưa vào các dự án liên quan đến các sản phẩm mới.
Như vậy, nghề Product Owner có tiềm năng lớn ở thị trường Việt Nam và đang được đánh giá là một trong những nghề có tiềm năng phát triển rực rỡ trong tương lai.
Lộ trình trở thành Product Owner sau 30 ngày
4. VAI TRÒ CỦA PRODUCT OWNER TRONG MỘT CÔNG TY CÔNG NGHỆ/ PHẦN MỀM
Một Product Owner phải có khả năng hiểu rõ nhu cầu của người dùng cũng như thị trường, đồng thời cũng phải có khả năng cân bằng những nhu cầu này với mục tiêu kinh doanh của công ty để từ đó đưa ra các quyết định liên quan đến sản phẩm.
Vai trò chính của Product Owner bao gồm:
- Xác định và quản lý yêu cầu của người dùng (khách hàng)
- Tìm giải pháp cân bằng giữa yêu cầu của người dùng với mục tiêu kinh doanh của công ty
- Định hướng và quản lý chiến lược xây dựng sản phẩm
- Lên kế hoạch triển khai và đảm bảo sản phẩm được xây dựng đúng yêu cầu
- Lên chiến lược tối ưu sản phẩm và chuẩn bị cho việc đưa sản phẩm ra thị trường
5. KỸ NĂNG CẦN CÓ CỦA MỘT PRODUCT OWNER
Để trở thành một Product Owner, bạn cần có những kỹ năng sau đây:
5.1. Kỹ năng giao tiếp
Một Product Owner phải có khả năng giao tiếp tốt với khách hàng, đồng nghiệp và các thành viên trong nhóm phát triển sản phẩm.
Việc giao tiếp tốt giúp Product Owner dễ dàng phối hợp thực hiên công việc với tất cả các team liên quan, vì vị trí này đòi hỏi việc cộng tác với gần như mọi phòng ban trong công ty và cả những đối tượng bên ngoài công ty như khách hàng, đối tác, nhà đầu tư.
5.2. Kỹ năng lắng nghe
Để hiểu rõ nhu cầu của khách hàng, một Product Owner cần phải có khả năng lắng nghe tốt và biết đặt hỏi câu hỏi phù hợp để hiểu đầy đủ và tường tận vấn đề mà khách hàng đang gặp phải.
Việc này sẽ giúp Product Owner hiểu rõ vấn đề cần xử lý, từ đó có căn cứ để đưa ra các quyết định sáng suốt liên quan đến sản phẩm.
Ngoài ra, việc lắng nghe tốt cũng giúp Product Owner đồng cảm với những nhóm cộng tác trong công ty, từ đó tìm được cách cộng tác tốt hơn để cho ra hiệu quả cao hơn.
5.3. Kỹ năng phân tích thị trường
Một Product Owner cần phải có khả năng phân tích thị trường để đưa ra các quyết định phù hợp với xu hướng và nhu cầu của thị trường hiện tại, đặc biệt là thị trường ngách mà sản phẩm đang nhắm tới.
Điều này rất quan trọng dù là sản phẩm đang nhắm vào một thị trường ngách (hoàn toàn mới), hoặc tấn công vào một thị trường đã có sẵn nhiều đối thủ nhảy vào từ trước.
5.4. Kỹ năng quản lý dự án
Một Product Owner cần phải có khả năng quản lý dự án để đảm bảo tiến độ phát triển sản phẩm được thực hiện đúng theo kế hoạch và đạt được các mục tiêu đề ra.
Trong các nhóm phát triển có những vị trí như Project Manager, thì Project Manager sẽ hỗ trợ Product Owner để thực hiện việc này. Tuy nhiên, ở những công ty nhỏ, thường thì Product Owner cũng phải có luôn kỹ năng quản lý dự án để có thể chủ động trong việc lên kế hoạch và triển khai kế hoạch phát triển sản phẩm với đội ngũ lập trình viên.
5.5. Kỹ năng tư duy chiến lược
Một Product Owner cần phải có khả năng tư duy chiến lược để đưa ra các quyết định liên quan đến định hướng xây dựng sản phẩm, vì vai trò của Product Owner chính là xây dựng Product Strategy (chiến lược sản phẩm), trong đó bao gồm cả việc xác định Product Vision (tầm nhìn sản phẩm) và lên kế hoạch cho Product Roadmap.
5.6. Kỹ năng giải quyết vấn đề
Việc giải quyết vấn đề là một phần quan trọng trong công việc của Product Owner, vì mỗi dự án phát triển phần mềm lại có đặc thù riêng với những yêu cầu phức tạp khác nhau, từ đó phát sinh ra nhiều vấn đề khác nhau trong những bối cảnh khác nhau.
Một Product Owner cần phải có khả năng phát hiện và giải quyết các vấn đề xảy ra trong suốt quá trình phát triển sản phẩm một cách nhanh chóng, để không ảnh hưởng đến tiến độ làm việc của những team liên quan.
5.7. Kỹ năng tương tác với nhóm phát triển sản phẩm
Một Product Owner cần phải có khả năng tương tác tốt với các thành viên trong nhóm phát triển sản phẩm. Việc tương tác tốt giữa Product Owner và nhóm phát triển giúp tăng cường sự hiểu biết về sản phẩm, giúp đưa ra quyết định đúng đắn và giúp sản phẩm được phát triển nhanh chóng hơn.
5.8. Kỹ năng đàm phán
Một Product Owner cần phải có khả năng đàm phán để đạt được các thỏa thuận với khách hàng và đối tác trong quá trình phát triển sản phẩm, giải quyết các xung đột và tìm ra các giải pháp tốt nhất cho khách hàng cũng như cho nhóm phát triển phần mềm.
5.9. Kỹ năng quản lý thời gian
Là một vị trí “đa nhiệm”, Product Owner sẽ cần thực hiện rất nhiều loại công việc khác nhau trong một ngày làm việc, mà một trong những công việc quen thuộc là tham gia các cuộc họp.
Thông thường, một Product Owner hoạt động theo mô hình Scrum sẽ có những cuộc họp cố định như Daily Scrum Meeting, Sprint Planning, Sprint Retrospective & Sprint Review v.v…
Nhưng ngoài ra, Product Owner sẽ còn phải tham gia rất nhiều cuộc họp khác như họp với stakeholders, làm user research/ user interview với khách hàng, họp với marketing để lên chiến lược truyền thông cho sản phẩm, họp với Data Analyst để đánh giá dữ liệu v.v…
Do vậy, nếu không biết quản lý thời gian tốt, Product Owner sẽ dễ bị “ngập lụt” trong công việc và không còn thời gian để lên chiến lược, xây dựng kế hoạch hoặc làm những công việc cần thiết để chuẩn bị cho việc phát triển sản phẩm.
Vì thế, một Product Owner cần phải có khả năng quản lý thời gian, không chỉ để đảm bảo tiến độ phát triển sản phẩm nói chung, mà còn để đảm bảo chất lượng công việc của bản thân nói riêng.
5.10. Kỹ năng lãnh đạo
Một Product Owner cần phải có khả năng lãnh đạo vì vai trò của họ là quản lý, chỉ đạo và đưa ra các quyết định để phát triển sản phẩm của công ty, dù họ có ở vị trí quản lý con người hay không.
Kỹ năng lãnh đạo giúp Product Owner trở thành người đầu tàu truyền cảm hứng, tạo ra một môi trường làm việc tích cực và khuyến khích sự phát triển của nhóm phát triển. Product Owner cũng phải thể hiện khả năng tương tác và điều hành nhóm một cách hiệu quả, đồng thời giúp đỡ và hỗ trợ các thành viên khác trong toàn bộ quá trình phát triển sản phẩm.
Việc thể hiện khả năng lãnh đạo của Product Owner cũng nằm ở việc Product Owner cần hiểu được mục tiêu của công ty và chia sẻ tầm nhìn với các thành viên trong nhóm phát triển, để tất cả mọi người cùng hiểu đúng và đủ về mục tiêu chung của dự án, từ đó hình thành một động lực chung khi tham gia vào việc xây dựng sản phẩm.
6. NHU CẦU TUYỂN DỤNG PRODUCT OWNER TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn cho các công ty công nghệ trong khu vực Đông Nam Á nói riêng và trên toàn thế giới nói chung.
Nền kinh tế số đang phát triển mạnh mẽ và ngày càng có nhiều doanh nghiệp tập trung vào việc phát triển sản phẩm kỹ thuật số/ sản phẩm phần mềm.
Song song đó, một lý do lớn mà người làm trong ngành công nghệ đều thấy rất rõ: đó là nhân sự của Việt Nam có chất lượng cao trong khi chi phí thuê nhân sự lại tốt hơn nhiều so với chi phí thuê nhân sự từ các quốc gia khác.
Vì vậy, không có gì lạ khi nhu cầu tuyển dụng Product Owner tại thị trường Việt Nam đang ngày càng tăng lên. Nhu cầu tuyển dụng không chỉ nằm ở các công ty local (công ty Việt Nam), mà còn ở các công ty global, các công ty/ tập đoàn lớn của nước ngoài.
7. TRIỂN VỌNG NGHỀ PRODUCT OWNER TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
Vị trí Product Owner đòi hỏi những kỹ năng rất đa dạng và nhiều kiến thức cũng như kỹ thuật khá mới mẻ tại thị trường Việt Nam.
Nhìn chung, các ứng viên phải cần có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực sản phẩm kỹ thuật số, kỹ năng lãnh đạo, quản lý dự án, phân tích thị trường, tư duy chiến lược, kỹ năng giao tiếp, quản lý thời gian và giải quyết vấn đề.
Đặc biệt, các ứng viên cần phải có kiến thức về Agile/ Scrum để có thể áp dụng những nguyên lý và mô hình này vào công việc.
Việc tìm kiếm các ứng viên phù hợp với vị trí Product Owner vẫn là một thách thức đối với các doanh nghiệp tại Việt Nam, vì hiện tại, chưa có một trường Đại học nào ở Việt Nam (và cả thế giới) có chương trình đào tạo về nghề này một cách bài bản, nên về cơ bản, nhân sự chất lượng để đáp ứng yêu cầu làm nghề vẫn còn khá ít.
Tuy nhiên, với sự phát triển về nhu cầu của nghề này trong vài năm gần đây, một số khóa học dạy về Product Management cũng đã ra đời, giúp các bạn mới có thể học từ những chuyên gia trong ngành với nhiều năm kinh nghiệm, tiếp cận với cả lý thuyết lẫn kinh nghiệm thực chiến, rút ngắn quãng đường tự học và tự tìm hiểu đôi khi phải lên đến vài năm.
8. MỨC LƯƠNG CỦA PRODUCT OWNER TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
Mức lương của Product Owner có thể thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố như địa điểm làm việc, kinh nghiệm làm việc, kỹ năng, cấp bậc và quy mô công ty.
Xem thêm video về Tiềm năng & Thu nhập của nghề Product Owner/ Product Manager:
Note: đây là một phần bài giảng trong chương trình của Khóa học Product Management by Phương Product.
Theo các tài liệu tham khảo và tình hình ở thị trường Việt Nam hiện tại, mức lương trung bình của một Product Owner có thể dao động từ khoảng 20 triệu đến 50 triệu đồng/tháng, có những vị trí có mức lương lên tới 9 chữ số (từ 100 triệu đến 150 triệu và có thể cao hơn). Tuy nhiên, đây chỉ là mức lương trung bình và là thông tin tham khảo, vì điều này còn tùy thuộc vào các yếu tố đã đề cập ở trên.
Ngoài ra, những yếu tố như ngành nghề và địa điểm làm việc cũng ảnh hưởng lớn tới mức lương của một Product Owner. Một nhân sự làm việc ở vị trí Product Owner cho một công ty đa quốc gia ở những thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh hay Hà Nội có thể nhận mức lương cao hơn hẳn so với một nhân sự cùng vị trí làm việc ở một start-up tại một tỉnh thành khác nhỏ hơn.
Tuy nhiên nhìn chung, dài lương của nghề Product Owner ở thị trường Việt Nam rất hấp dẫn và cạnh tranh, vì nhu cầu cho nghề này càng lúc càng tăng cao.
Khi càng có nhiều công ty tập trung vào việc chuyển đổi số và phát triển sản phẩm phần mềm như một dịch vụ cốt lõi để sinh lợi nhuận, thì nhu cầu về việc có một Product Owner trong đội ngũ phát triển sẽ càng tăng cao hơn, tiếp tục góp phần vào việc đẩy dải lương của nghề này lên những mức ngày càng hấp dẫn hơn.
9. HỌC GÌ ĐỂ TRỞ THÀNH MỘT PRODUCT OWNER?
Để trở thành một Product Owner, bạn cần phải tích lũy một số kiến thức và kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Đầu tiên, bạn cần xây dựng kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực sản phẩm kỹ thuật số, vì đây là lĩnh vực chủ yếu mà Product Owner đang làm việc trong đó. Bạn cần hiểu về các quy trình, cấu trúc và tiêu chuẩn trong sản phẩm kỹ thuật số, và thường xuyên cập nhật những kiến thức mới nhất trong lĩnh vực này.
Ngoài ra, bạn cần có kiến thức về Agile/ Scrum để áp dụng nguyên tắc và mô hình này vào công việc. Agile/ Scrum là một phương pháp quản lý dự án linh hoạt và hiệu quả, giúp đội ngũ phát triển làm việc một cách có tổ chức và hiệu quả, hiện cũng đang là nguyên lý và mô hình được áp dụng rộng rãi trong ngành phát triển phần mềm trên toàn thế giới.
Để có được những kiến thức nói trên, bạn có thể học bằng nhiều cách khác nhau:
- Đọc sách về Product Management
- Đọc các tài liệu tham khảo từ nước ngoài
- Tham gia các webinar, workshop về Product Management và nghề Product Owner/ Product Manager
Thông tin về ngành Product Management và các kỹ năng để làm nghề Product Owner hiện có rất nhiều và hoàn toàn miễn phí, bạn có thể Google và tham khảo từ hàng triệu nguồn khác nhau.
Việc này sẽ hơi mất thời gian, và với người mới chưa từng có kinh nghiệm thì có thể sẽ mất vài năm để tìm hiểu và nắm rõ mọi lý thuyết cũng như kỹ thuật để làm được công việc Product Owner.
Nếu bạn là người bận rộn, không có nhiều thời gian để tự nghiên cứu và tự học, cần một lộ trình đã được thiết kế tinh gọn và trọng tâm nhất, bạn có một lựa chọn khác là theo học các khóa học dạy về Product Management (khóa học dạy để làm nghề Product Owner/ Product Manager).
Những khóa học được thiết kế với nội dung tối ưu đi từ căn bản đến nâng cao sẽ giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều thời gian, hacking tốc độ học lên vài năm so với một người tự nghiên cứu và tự học.
Việc này cũng giúp bạn tăng tốc độ sẵn sàng để tìm được một công việc Product Owner với mức lương trong mơ, thay vì mất nhiều năm tự loay hoay và mông lung trong khối lượng kiến thức khổng lồ.
Một lưu ý là bạn nên chọn khóa học có phương pháp giảng dạy kết hợp giữa lý thuyết với việc học từ những dự án thực chiến đã và đang diễn ra ở những công ty công nghệ lớn để có kết quả tốt nhất.
Việc này sẽ giúp bạn hình dung rõ ràng về việc quản lý sản phẩm ở những công ty công nghệ thực tế là như thế nào, vai trò của một Product Owner cần làm những công việc cụ thể nào, để bạn hiểu được việc áp dụng lý thuyết vào thực tế và thực chiến sẽ đi từng bước ra sao.
Bạn muốn học thử miễn phí khóa học Product Management cùng Phương? Click vào đây nhé.
Tóm lại, để trở thành một Product Owner không chỉ đòi hỏi sự cố gắng và nỗ lực, mà còn yêu cầu sự kiên trì và khả năng học hỏi liên tục để đạt được thành công trong lĩnh vực này.
Tuy nhiên, vì đây vẫn còn là một nghề khá mới mẻ ở thị trường Việt Nam, nên vẫn còn rất nhiều tiềm năng cho những người mới, kể cả những bạn chưa từng có kinh nghiệm về nghề này, hoặc từ ngành khác chuyển qua.
Chúc bạn có một chiến lược học tập thật hiệu quả và đừng bỏ lỡ cơ hội để trở thành Product Owner và có được thu nhập trong mơ nhé!
Đừng quên like, share nếu bạn thấy bài viết này hữu ích 🙂
Học PM cùng Mentor 10 năm kinh nghiệm, hacking tốc độ x10 và trở thành Product Owner sau 1 tháng