Bài viết này giới thiệu tổng quan về vị trí Product Designer trong một công ty công nghệ, các tên gọi cho vị trí này trên thị trường, vai trò và trách nhiệm trong team cũng như việc phối hợp với Product Owner/ Product Manager trong quá trình xây dựng và phát triển một digital product.
—
MỤC LỤC ĐỌC NHANH
- Product Designer là ai?
- Chức danh công việc
- Product Designer làm gì?
- Làm việc hiệu quả với Product Designer
—
I. PRODUCT DESIGNER LÀ AI?
Product Designer trong một team phát triển sản phẩm là người chịu trách nhiệm thiết kế sản phẩm, bao gồm cả hai khía cạnh:
- UI – user interface: giao diện người dùng
- UX – user experience: trải nghiệm người dùng
II. CHỨC DANH CÔNG VIỆC
Trên thị trường, bạn có thể thấy rất nhiều chức danh cho một vị trí thiết kế sản phẩm với miêu tả về công việc gần gần như nhau.
Những title (chức danh công việc) thường gặp có thể là:
- Product Designer
- UX Designer
- UX UI Designer
- v.v…
Về lý thuyết, yêu cầu chuyên môn và phạm vi công việc tương ứng với mỗi title nói trên là khác nhau.
Tuy nhiên trên thực tế thì nhiều công ty có thể sử dụng các title này một cách thoải mái hơn, không đi 100% theo định nghĩa chuẩn.
Trong quá trình làm việc, cũng tùy vào quy trình phát triển sản phẩm của mỗi công ty và yêu cầu thực tế mà trách nhiệm cho vị trí thiết kế sản phẩm cũng sẽ khác nhau.
III. PHẠM VI CÔNG VIỆC
Trong một team phát triển sản phẩm, Product Designer là một trong những vị trí làm việc rất sát với Product Owner/ Product Manager từ giai đoạn phân tích các ý tưởng ban đầu cho tới giai đoạn sản phẩm được xây dựng hoàn thiện.
Product Designer thường đảm nhiệm các công việc sau:
- Phân tích user needs/ user pain-points cùng Product Owner/ Product Manager
- Thảo luận các ý tưởng để giải quyết mục #1
- Xây dựng wireframe/ prototype/ mock-up cho các ý tưởng, giải pháp được đưa ra
- Chuẩn bị layout (user interface) cho development team
- Đánh giá sự hiệu quả của tính năng/ sản phẩm
- Đưa ra các giải pháp để tiếp tục tối ưu trải nghiệm người dùng
Tùy vào quy trình phát triển sản phẩm của mỗi công ty, các công việc trên có thể được thực hiện bởi Product Designer, hoặc được thực hiện bởi Product Owner/ Product Manager, còn Product Designer là người cùng tham gia quan sát.
- Với mục #2 & #3:
- Ở một số công ty, Product Owner/ Product Manager là người đưa ra các ý tưởng, giải pháp và vẽ luôn wireframe để cùng Product Designer thảo luận và phát triển thêm ý tưởng dựa trên wireframe này.
- Product Designer sẽ làm việc để chốt final layout ở mục #4.
- Với mục #5:
- Phần lớn các công ty mình từng làm việc qua thì Product Owner/ Product Manager là người thực hiện việc đánh giá độ hiệu quả của tính năng/ sản phẩm.
- Product Designer đóng vai trò cùng quan sát trong các buổi đánh giá này để cùng ghi nhận phản hồi của người dùng, hoặc đơn giản là nhận phản hồi gián tiếp thông qua Product Owner/ Product Manager.
- Các phương thức để đánh giá mục #5 này có thể là Usability Testing/ User Survey/ User Interview tùy từng trường hợp.
IV. ĐỂ LÀM VIỆC HIỆU QUẢ VỚI PRODUCT DESIGNER
1. Hiểu rõ phạm vi công việc của Product Designer
Do quy trình phát triển sản phẩm và yêu cầu công việc dành cho Product Designer ở mỗi công ty mỗi khác, nên dưới vai trò là một Product Owner/ Product Manager, chúng ta cần linh hoạt trong việc phối hợp với Product Designer để hoàn thành công việc.
Đôi khi, công việc của Product Owner và Product Designer sẽ hơi giao thoa ở các bước như chuẩn bị wireframe, hay đánh giá hiệu quả của tính năng, sản phẩm thông qua các phương pháp thử nghiệm khác nhau.
Vì vậy, là một Product Owner/ Product Manager, cần hiểu rõ trách nhiệm của Product Designer trong từng công ty, từng team là gì để đưa ra những yêu cầu hợp lý.
Mô hình thường thấy nhất ở các công ty mình đã từng làm qua thì:
- Product Owner là người:
- lên ý tưởng về sản phẩm
- xây dựng user working flow (luồng tương tác của người dùng)
- xây dựng wireframe để làm việc với Product Designer
- Trong khi Product Designer sẽ:
- cùng thảo luận với Product Owner về các giải pháp nói chung
- tư vấn để tối ưu những giải pháp này
- đánh giá và phản hồi về wireframe & user working flow dựa trên chuẩn thiết kế của sản phẩm (design guideline/ design system)
- chuẩn bị các bản vẽ kỹ thuật (final layout) để đưa cho development tea
2. Cùng thảo luận vấn đề thay vì chỉ đưa giải pháp
Theo lý thuyết, yêu cầu công việc của Product Designer sẽ khác với yêu cầu công việc của vị trí UX/UI designer.
Nếu UX/UI designer thường:
- dựa trên yêu cầu mà Product Owner/ Product Manager đưa ra thông qua wireframe
- hướng tới output (kết quả) cuối cùng là một giao diện thân thiện, luồng tương tác người dùng dễ sử dụng
Thì Product Designer có thể tham gia từ đầu cùng Product Owner/ Product Manager để:
- khám phá sản phẩm (product discovery)
- thực hiện việc phân tích user needs/ user pain-points song song với business target
Do vậy, khi trao đổi thông tin với Product Designer ở giai đoạn ban đầu, Product Owner/ Product Manager có thể đi từ đề bài gốc, cụ thể là mục tiêu kinh doanh, nhu cầu hay khó khăn của người dùng v.v… để Product Designer hiểu được toàn bộ bối cảnh.
Product Owner/ Product Manager cũng có thể kéo Product Designer tham gia luôn trong giai đoạn product discovery.
3. Phản hồi khoa học, có căn cứ
Một trong những yêu cầu chuyên môn của một Product Designer là tư duy phản biện.
Chính vì vậy, với các phản hồi nhận được từ các nguồn khác nhau, các bạn Product Designer đều sẽ phân tích phản hồi này dựa trên nhiều căn cứ khoa học, nguyên lý thiết kế v.v… để đánh giá việc xây dựng các giải pháp tương ứng.
Do đó, là một Product Owner/ Product Manager, ta cũng cần đưa ra các phản hồi khoa học và có căn cứ thay vì những đánh giá cảm tính, chung chung.
Dĩ nhiên, chất lượng của việc phản hồi này cũng tùy thuộc vào kinh nghiệm và năng lực chuyên môn của từng Product Owner.
—
KẾT
Cũng như các bài khác trong ‘The team series’, bài viết này hướng tới việc chia sẻ những thông tin tổng quan nhất về công việc của một Product Designer trong team phát triển sản phẩm ở một công ty công nghệ.
Ngoài ra, hy vọng các bạn cũng đã có cái nhìn cụ thể hơn về việc phối hợp giữa Product Owner/ Product Manager với các bạn Product Designer sẽ như thế nào.
Nếu thấy bài viết hữu ích, đừng quên like và share cho Phương nhé.
—
ĐỌC THÊM CÁC BÀI VIẾT TRONG ‘THE TEAM SERIES’
‘The Team Series’ là chuỗi bài viết về tất cả các vị trí liên quan đến việc xây dựng và phát triển một sản phẩm công nghệ.
- The team series – Product Owner
- The team series – Developer
- The team series – Quality Control (QC)
- The team series – Scrum Master
- The team series – Agile Coach
- The team series – UX Writer
- The team series – UX Researcher
Xem thêm: Khóa học Product Management – Quản lý sản phẩm cho người mới bắt đầu
6 thoughts on “The team series – Product Designer”
Pingback: The team series - Product Owner - Phuong Product Website
Pingback: UX Researcher - Phuong Product Website 2022
Pingback: The team series – UX Writer - Phuong Product Website
Pingback: Agile Coach - Phuong Product Website 2022
Pingback: Scrum Master - Phuong Product Website 2022
Pingback: QC (Quality Controller) - Phuong Product Website 2022
Comments are closed.